Chính sách ưu đãi thương binh và người thân
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Highlights VBA 2023: Đánh bại Cantho Catfish, Thang Long Warriors sẵn sàng cho bán kết
Đội bóng ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) là 1 trong những tân binh tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), ngay lập tức tạo ra ấn tượng rất mạnh.Tại vòng bảng, đội bóng UEH đã mở màn bằng chiến thắng 2-0 trước Học viện Hàng không Việt Nam, tiếp đó đánh bại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) 4-1, trước khi cầm hòa "ông lớn" Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với tỷ số 1-1.Bước vào vòng play-off, thầy trò HLV Trần Đình Thành đã trải qua trận đấu đầy khó khăn, khi bị một cái tên rất mạnh là Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dẫn trước ở phút 23 (Nguyễn Huỳnh Minh Duy ghi bàn) và tạo ra sức ép rất lớn.Nhưng bằng quyết tâm của cả tập thể với tinh thần không bỏ cuộc, đội bóng UEH đã có bàn gỡ ngoạn mục ở phút 80+2 do công Lê Tấn Tài đã giúp họ kéo lại hy vọng. Để rồi ở loạt "đấu súng" căng thẳng, đội ĐH Kinh tế TP.HCM đã giành chiến thắng 5-4 để đoạt tấm vé quý giá tham dự vòng chung kết ngay ở lần đầu góp mặt.Sau giây phút vỡ òa sung sướng với chiến thắng nghẹt thở, HLV Trần Đình Thành nghẹn ngào hạnh phúc: "Vào lúc này tôi và cả đội bóng đều ngập tràn hạnh phúc, không biết miêu tả làm sao nữa nhưng tất cả đều rất vui và tự hào.Chúng tôi tự hào khi đã làm được điều xác định ngay từ đầu là xem mỗi trận đấu đều là trận chung kết, dốc hết sức mình với sự tôn trọng tối đa đến mọi đối thủ và các cầu thủ tự tin thể hiện được năng lực của mình.Chúng tôi rất vui khi đã thực hiện được sứ mạng tham dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025, mục tiêu ban đầu khi đầu tư vào bóng đá theo ý tưởng của PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM".Vậy đâu là động lực thúc đẩy tạo ra kỳ tích giúp ĐH Kinh tế TP.HCM đoạt vé vào VCK ngay lần đầu tham dự vòng loại TP.HCM được đánh giá là khốc liệt nhất Việt Nam chứng kiến hàng loạt "ông lớn" rơi rụng như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM?Đem câu hỏi này đến HLV trưởng Trần Đình Thành, câu trả lời đến từ giữa năm 2023 khi PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM ấp ủ mô hình xây dựng hệ thống giải nội bộ cho sinh viên UEH.Sau nửa năm ấp ủ và chuẩn bị, đến đầu năm 2024, UEH chính thức ra mắt mô hình giải nội bộ trường UEH League - với quy mô thi đấu vòng tròn, 2 lượt đi về lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM.Cụ thể, 10 đội bóng xuất sắc nhất đại diện cho 10 khoa và viện của ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đá vòng tròn 2 lượt đi - lượt về, mỗi vòng đấu sẽ diễn ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu 2 lượt bán kết và chung kết để chọn ra nhà vô địch.Để tăng tính cạnh tranh, UEH League cũng áp dụng việc lên xuống hạng, khi 2 đội bóng xếp chót sẽ phải đá vòng play-off với các đội còn lại để tranh 2 suất sẽ góp mặt tranh tài với 8 đội UEH League ở mùa tiếp theo.HLV Trần Đình Thành cho biết: "UEH League mới nhưng được đầu tư kỹ lưỡng, có giải thưởng bàn thắng và cầu thủ xuất sắc nhất mỗi vòng đấu, có fanpage riêng và được tổ chức ghi hình livestream trực tiếp mỗi vòng đấu.Các trận đấu của UEH League được tổ chức thi đấu vào mỗi Chủ nhật hàng tuần trên sân bóng 7 người trong khuôn viên trường ở cơ sở nằm trên đường Nguyễn Văn Linh. Để tiện cho sinh viên đi cổ vũ, BTC vừa thông báo các vòng đấu mùa tới sẽ diễn ra vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.Như UEH League 2024, mỗi đội bóng thi đấu 2 lượt đi về tổng cộng 18 trận đấu. Nhà vô địch Viện Đào tạo quốc tế (ISB) đá thêm 2 trận bán kết và chung kết có đến 20 trận tranh tài, đóng góp đến 70% đội hình ĐH Kinh tế TP.HCM lần đầu tham dự vòng loại khu vực TP.HCM".Được biết, theo ghi nhận của người viết đội bóng đầu tiên của Việt Nam xây dựng được hệ thống giải nội bộ bài bản, chuyên nghiệp chính là Trường ĐH Kinh tế quốc dân với NEU League chuẩn bị bước sang mùa thứ 6. UEH League của ĐH Kinh tế TP.HCM chính là mô hình giải league nội bộ đầu tiên của các trường ĐH, CĐ, Học viện tại TP.HCM.
'Sale đậm 8.3': 'Lên hạng' nhan sắc, cầm hơn 100 ngàn là mua được hàng
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết.Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế..."Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.
Vietbank được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam 2024
Valenchina, Hoa hậu Trái đất Haiti, xúc động khi nói về Trần Tâm: “Anh ấy đã thực hiện một bộ trang phục đẹp, phản ánh được văn hóa của đất nước tôi. Hơn hết anh ấy luôn giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt tâm lý. Với tôi, Tâm là nhà thiết kế tuyệt vời vì anh ấy làm việc bằng cả trái tim. Tôi muốn nhân cơ hội này để gửi đến anh ấy một lời cảm ơn sâu sắc”.